Thông tin chung

Ngun n­ước:

Nguồn n­ước mặt

Trong khu vực tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng là khu vực giàu tiềm năng nước mặt, có nhiều hệ thống sông lớn là những nguồn nước đã đ­ược xác định có thể đáp ứng nhu cầu cấp nước cho thành phố Đà Nẵng:

* Sông Hàn và các nhánh sông chính chảy qua thành phố Đà Nẵng. Những nhánh sông đó là: Sông Cầu Đỏ; Sông Tuý Loan; Sông Yên; Sông Vu Gia.

* Sông Cu Đê và các nhánh sông đổ ra Vịnh Đà Nẵng: Sông Nam; Sông Bắc

Từ tr­ớc đến nay, Đà Nẵng chủ yếu chỉ đ­ợc cung cấp nước từ một con sông duy nhất nằm ở phía Nam thành phố đó là sông Cầu Đỏ. Điểm lấy nước trên sông Cầu Đỏ tại NMN Cầu Đỏ cách cửa sông khoảng 15km và th­ờng bị nhiễm mặn vào mùa khô, có năm lên đến hơn 1000mg/l. Dự án Cấp nước Đà Nẵng giai đoạn I đã đầu t­ xây dựng thêm 1 vị trí lấy nước thô phòng mặn trên sông Yên (vị trí th­ợng nguồn của sông Cầu Đỏ) để cấp cho thành phố khi sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn.

Một nguồn nước thụ khỏc cung cấp cho trạm xử lý Sơn Trà 1 và Sơn Trà 2 đ­ợc lấy từ suối Tỡnh, suối Mơ và suối Đá. Đây là cỏc con suối bắt nguồn trên núi của bán đảo Sơn Trà, nguồn nước này có l­u l­ợng không lớn và thay đổi theo mùa trong năm. Đây là những nguồn nước hoàn toàn không có nguy cơ bị nhiễm mặn nh­ng có l­u l­ợng không lớn và không ổn định theo mùa.

Hệ thống cấp nước cho đô thị cần có sự ổn định, an toàn và độ tin cậy cao nếu đ­ợc cấp nước từ các nguồn nước độc lập với nhau. Do vậy, nguồn nước sông Cu Đê đã đ­ợc xác định rõ là nguồn cung cấp nước thô của dự án Cấp nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn II.

Nguồn nước ngầm

Theo tài liệu đánh giá của Tr­ờng Đại học Mỏ và Địa chất, trên cở sở các lỗ khoan tr­ớc năm 1992, trữ l­ợng nước ngầm tại khu vực Hoà Khánh – Liên Chiểu chỉ có khả năng đạt 3.000 m3/ngày. Đánh giá của một số chuyên gia khác về đặc điểm địa chất thuỷ văn của toàn vùng Đà Nẵng tuy có khả quan hơn nh­ng cũng cho biết khả năng khai thác nước ngầm vùng Hoà Khánh – Liên Chiểu cũng không thể v­ợt quá 15.000 m3/ngày. Với trữ l­ợng hạn chế, nguồn nước ngầm không thể đáp ứng đ­ợc nhu cầu nước thô cần thiết của hệ thống cấp nước thành phố.

Tình hình sản xuất và cấp nước sạch

Trước năm 1954 toàn thành phố đều sử dụng nước ngầm với 36 giếng khoan ở độ sâu 30 đến 50 mét. Các giếng khoan này chia thành một số nhóm, mỗi nhóm cung cấp nước cho một khu vực nhỏ và hình thành một mô hình cung cấp nước bao gồm giếng khoan – trạm bơm giếng – đài nước và đường ống cấp nước. Do nhu cầu khai thác nước ngày càng tăng và thành phố ngày càng phát triển nên các giếng khoan này càng bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn, phải ngừng hoạt động dần. Đến năm 1971, hai nhà máy nước khai thác nước mặt sông Cẩm Lệ được xây dựng, đó là Nhà máy nước Cầu Đỏ, công suất 5.600m3/ngày đêm; Nhà máy nước Sân Bay công suất 12.000m3/ngày đêm phục vụ cho Sân Bay và các khu quân sự. Từ năm 1975 đến nay Công ty cấp nước đã từng bước cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đưa công suất cấp nước toàn thành phố lên đến 155.000m3/ngày đêm ở thời điểm hiện nay. Hiện nay Công ty Cấp nước Đà Nẵng quản lý 3 cơ sở sản xuất, với tổng công suất thiết kế là 155.000m3/ngày đêm, hiện đang được khai thác ở mức 130.000 đến 140.000m3/ngày đêm. Trong đó Nhà máy nước Cầu Đỏ là một trong những Nhà máy lớn với dây chuyền xử lý nước công suất 120.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước Sân Bay 30.000m3/ngày đêm là nhà máy có qui mô vừa và Trạm cấp nước Sơn Trà có công suất 5.000m3/ngày đêm.

Về mạng lưới đường ống cấp nước toàn công ty có 287 km đường ống cấp I (Ø >200); 253 km đường ống cấp II (Ø 100 đến 200) và trên 3.000km đường ống cấp III; với tổng số đấu nối là 120.000 đồng hồ. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch trong 6 quận nội thành trên 65%, có 130.000 hộ gia đình với khoảng 500.000 nhân khẩu được dùng nước sạch, tính bình quân mức độ tiêu thụ nước của người dân thành phố đạt 128 lít/người/ngày.

– Với khả năng cấp nước hiện nay Công ty đã đáp ứng được nhu cầu dùng nước sạch của người dân thành phố với áp lực nước trong mạng lưới hệ thống cấp nước Đà Nẵng đang ở mức từ 0,5 – 2,7 bar (tương đương 5 – 27 mét cột nước) và chất lượng nước cấp đạt Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống được ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002.

Định hướng về cấp nước

Cách đây gần 10 năm, thành phố đã quyết tâm xây dựng hệ thống cấp nước Đà Nẵng qui mô và hiện đại, kết quả là hiện nay Công ty cấp nước đã hoàn thành và đưa Dự án cấp nước thành phố giai đoạn I (120.000m3/ngày đêm) vào khai thác. Đến năm 2015 hoàn thành Dự án cấp nước thành phố giai đoạn II, nâng khả năng cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm.

Trạm Bơm Cấp 2 NMN Cầu Đỏ (Ảnh: DAWACO)

Quy hoạch tổng thể Hệ thống cấp nước đến năm 2020

Hiện nay, Đà Nẵng đang tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể Hệ thống cấp nước từ nay đến năm 2020. Tại thời điểm này, qua nhiều nghiên cứu và tính toán của các cơ quan chức năng, nguồn lấy nước thô để xử lý được xác định từ nguồn các sông Cu Đê và Vu Gia – Cầu Đỏ (lấy nước tại thượng lưu đập An Trạch và tại Nhà máy nước Cầu Đỏ. Nguồn tại Cầu Đỏ được sử dụng khi chất lượng đảm bảo về độ mặn và mức độ ô nhiễm. Nguồn An Trạch sử dụng khi nước tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn hoặc bị tác động của môi trường do một số cụm công nghiệp đi vào khai thác).

Mạng lưới đường ống thành phố Đà Nẵng hiện đang tập trung tại khu vực quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà. Tại đây, tỷ lệ phủ kín là 90% địa bàn các khu dân cư.

Tại quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, mạng lưới đường ống chính cấp I đã xây dựng, mạng cấp II và cấp III đang phát triển.

Tại khu vực huyện Hòa Vang, mạng lưới cấp nước gần như chưa có, chỉ có một số xã vùng ven là có ống cấp II và cấp III. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch do Công ty Cấp nước cung cấp là 9,5% (tính đến cuối 2009).

Quy hoạch HTCN trong thời gian tới sẽ tập trung cho việc phát triển mạng lưới đường ống cho vùng ven đô thị, các tuyến ống cấp I cho huyện Hòa Vang, tuyến ống cấp II và cấp III cho quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu.

Theo dự báo trong vòng 20 năm nữa, nhu cầu nước trên thế giới sẽ tăng 40%, trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động. Tại các thành phố lớn của Việt Nam, việc khai thác bừa bãi nước ngầm đang trở thành một vấn nạn cho các nhà quản lý. Điều này một mặt làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, mặt khác sẽ phá vỡ hệ cân bằng tự nhiên, thay đổi về thuỷ lực nước ngầm và cả nước mặt, đó là chưa nói đến các yếu tố ô nhiễm mà hầu hết các mạch nước ngầm trong các đô thị phải đối mặt, dẫn đến dịch bệnh và sức khoẻ con người khi sử dụng.

Mặt khác việc khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi, không được quản lý chặt chẽ, khoa học cũng như việc phát triển các khu công nghiệp và xả nước thải chưa được xử lý trên phía thượng nguồn, ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân chưa cao sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Và đây thực sự là một thảm hoạ của thành phố ta nếu các nguồn nước mặt không được bảo vệ ngay từ bây giờ.